Dấu hiệu bạn nuông chiều con quá mức

Bố mẹ luôn yêu thương con vô điều kiện, tuy nhiên, có nhiều ông bố  bà mẹ vẫn còn nhầm lẫn giữa yêu thương và nuông chiều con quá mức, dẫn đến trẻ hư theo chiều hướng xấu, lớn lên khó uốn nắn. Một số dấu hiệu dưới đây giúp bố mẹ nhận ra việc nuông chiều con để có thể thay đổi cách dạy con cho đúng.

nuong-chieu-con-3-blogtamsuvn

Dấu hiệu bạn nuông chiều con quá mức

Dễ dàng được đáp ứng

Con của bạn muốn gì được nấy, đòi hỏi cái gì là được cha mẹ đáp ứng ngay cái đó. Chúng được đáp ứng mọi mong muốn, nhu cầu dù là nhỏ nhất. Thậm chí, đứa trẻ không cần phải sử dụng nhiều cách thức khác nhau như nhõng nhẽo, đề nghị, hay cầu xin… để bày tỏ mong muốn của mình, mà bố mẹ của chúng luôn chiều chuộng, tặng quà, cưng nựng chúng.

Nếu bạn đáp ứng mọi đòi hỏi của đứa trẻ một cách vô điều kiện, tặng quà cho con mà không cần phải nhân dịp nào, không bao giờ phạt con (hoặc hiếm khi), không giáo dục cho con thông qua các ràng buộc, thì có nghĩa là bạn đang làm hỏng con mình.

Hay ăn vạ, đòi hỏi, vòi vĩnh

Do từ bé trẻ đã được đáp ứng theo yêu cầu nên khi gặp phải chuyện không hài lòng, trẻ bèn khóc lóc, nằm đất ăn vạ, không ăn cơm để “đe dọa” bố mẹ. Các ông bố bà mẹ yêu chiều trẻ chỉ còn cách dỗ dành, năn nỉ, nịnh nọt, đầu hàng, nghe theo để trẻ chịu ăn. Nếu bạn tiếp tục “xuống nước” và chiều theo ý trẻ, thói quen này sẽ thường xuyên được hình thành mỗi khi trẻ muốn điều gì đó.

Thói quen dỗ bé bớt quấy khóc bằng kẹo bánh hoặc dùng “hiện vật” để trao đổi khi bé hoàn thành một công việc nhà cũng có tác hại với bé. Dần dần, trẻ sẽ hình thành suy nghĩ phải được đáp ứng một đòi hỏi gì đó trước rồi mới làm theo yêu cầu của bố mẹ. Bạn càng “xuống nước” trước những “yêu sách” này của con, chúng càng không chịu nghe lời bạn mà không kèm theo điều kiện.

Trẻ luôn có “lá chắn bảo vệ”

Việc này xuất phát từ việc quan điểm nuôi dạy trẻ không được thống nhất. Ví dụ: “Trong lúc bố dạy con thì mẹ lại nuông chiều, che chở: “Không nên quá nghiêm khắc, con còn quá bé”. Khi bố mẹ dạy con thì ông, bà lại can thiệp: “Nó còn bé, biết gì, lại đây bà thương!..

Những đứa trẻ sống trong không khí và môi trường như thế này đượng nhiên là dạy không nổi, bởi vì trẻ hoàn toàn không có quan niệm đúng sai, đồng thời lúc nào cũng trốn trong “cái ô bảo vệ” và hậu quả là trẻ luôn là nguyên nhân gây bất hòa trong gia đình.

Ích kỷ, không quan tâm đến người khác

Trẻ được nuông chiều chỉ biết có bản thân mình, cho rằng mình có tất cả là điều đương nhiên, không biết đến sự vất vả khó nhọc của cha mẹ. Trẻ được cha mẹ bao bọc sẽ coi thường người khác, khinh rẻ và xa lánh bạn bè, luôn có những lời nói hỗn láo, hành động trịch thượng.

Trẻ không chịu chia sẻ, cũng không chịu giúp đỡ những người xung quanh. Chúng luôn coi mình là trung tâm và có xu hướng thích điều khiển mọi người làm theo ý mình bất chấp cảm nhận và suy nghĩ của người khác.

Trẻ cũng ít khi hài lòng với những gì mình có và thường hay ghen tị với người khác. Chúng thường đòi hỏi nhiều thứ và đòi cho bằng được, nhất là những thứ mà bạn bè hoặc ai đó đang có.

Lười biếng, hay nản chí

Nhiều bà mẹ nuông chiều con thường thay chúng làm hết mọi việc vì sợ con làm hỏng, làm bẩn, sợ con không làm được, hoặc không muốn để chúng phải động tay vào. Điều này sẽ khiến trẻ trở nên lười nhác, ỷ lại, không biết giá trị của lao động và không biết cách tự lập trong cuộc sống sau này.

Đồng thời, vì cha mẹ ít kì vọng vào con nên chúng sẽ không có động lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi việc. Chúng dễ dàng bỏ cuộc, nản chí vì tâm lí dựa dẫm, mọi việc đã có bố mẹ lo cho rồi. Kiểu dạy dỗ này sẽ khiến con bạn gặp khó khăn, hoặc không có khả năng tự giải quyết những vấn đề của cuộc sống sau này.

Trẻ béo phì, ham chơi, cư xử hung hăng

Con bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ béo phì khi cha mẹ không giới hạn việc ăn uống, cho trẻ ăn uống tùy tiện theo ý thích. Những bậc cha mẹ kiểu này không thích ép con ăn những món ăn tốt cho sức khỏe hoặc khuyến khích chúng tập thể dục hay tham gia các hoạt động ngoài trời.

Những bậc cha mẹ nuông chiều con quá mức cũng không giới hạn việc xem TV và sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính khiến chúng dành quá nhiều thời gian trước màn hình. Vì có cha mẹ dễ dãi, chúng sẽ không biết điểm dừng trong những trò vui và thường cáu giận, khóc lóc, không chịu ngừng chơi để làm những việc khác.

Một số cách trên khiến mẹ dễ nhận biết nhất. Ngoài ra, còn có thêm nhiều dấu hiệu khiến nữa, bố mẹ dựa vào những dấu hiệu trên để có thể nhận ra cách dạy của mình có vấn đề, giúp  thay đổi càng sớm càng tốt cho trẻ.

//