Gia tăng sử dụng sữa bột nhân tạo

Cũng tương tự như vậy, sữa bột trắng mịn (không có các chất dinh dưỡng nhưng trông hấp dẫn hơn so với sản phẩm không mịn, màu nâu) chỉ có người khá giả mới có thể đủ tiền để sử dụng. Vì vậy, với việc cho trẻ ăn sữa bột nhân tạo – vì chỉ có những tầng lớp cao hơn mới có thể có tiền mua được những kỳ công khoa học này, nên họ khư khư giữ lấy những thứ này, và vì những người nghèo hơn không thể mua được, nên họ muốn những thứ này.
Người ta đã nhận thấy điều này ngay từ đầu ở Thành phố Trung Quốc của Sydney suốt những năm 1980. Những người châu Á di cư mới sử dụng sữa bột nhân tạo cho trẻ ăn nhiều hơn, vì họ nghĩ rằng đó là một bước tiến bộ, một dấu hiệu “Tây hóa” của họ. Cho con bú bị coi là một hành động chỉ dành cho nông dân và những người bình dân.
Đáng buồn cho một triệu rưỡi trẻ sơ sinh chết mỗi năm do sử dụng sữa bột nhân tạo dành cho trẻ, và rất nhiều đứa trẻ khác đang bị đe dọa về sức khỏe. Suy nghĩ sữa chai tốt hơn sữa mẹ vẫn chưa bị hạn chế đối với người phương Tây và có khả năng còn tăng cường hơn nữa.
Các tập đoàn đa quốc gia khám phá ra thị trường dành cho loại sữa bò mà thế giới sản xuất không chỉ góp phần làm giảm việc nuôi con bằng sữa mẹ, mà còn có ảnh hưởng vô cùng có hại đối với sức khỏe của trẻ em ở Thế giới Thứ ba. Những biểu ngữ quảng cáo như “Cách chăm sóc trẻ em của bác sỹ và cách yêu thương con của các bà mẹ” rất gây xúc cảm nhưng không có ý nghĩa về mặt đạo đức và giáo lý. Sự giả đạo đức như vậy nhằm mục đích bảo vệ những chiến dịch quảng cáo khỏi luật pháp được thực hiện để ngăn chặn việc cho trẻ bú bình được miêu tả là tốt hơn sữa mẹ. Trong khi 78 phần trăm số dân thế giới sống trong những điều kiện mà những người phương Tây không thể chịu đựng được (ví dụ không có nước máy), thì nguồn sữa mẹ bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh về đường ruột có thể giết chết trẻ em. Trớ trêu thay những căn bệnh này có thể nhiễm do sử dụng nước bị ô nhiễm và những thiết bị chưa được tiệt trùng sạch để làm sữa bột nhân tạo. Nhưng quảng cáo đơn giản chỉ là sự trợ giúp của công nghệ và sự tham lam của các tập đoàn chỉ phải chịu trách nhiệm rất ít trong việc làm giảm việc nuôi con bằng sữa mẹ và các phản ứng bản năng làm mẹ ở các nước phương Tây.