Dạy con tính kỷ luật trong một số trường hợp

Dạy con tính kỷ luật từ nhỏ sẽ giúp con nhận biết được đúng sai, ý thức tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, dạy con tính kỷ luật sẽ giúp con tự lập và biết quan tâm đến mọi người nhiều hơn. Tuy nhiên, sẽ có những bí quyết khiến con đi vào tính kỷ luật mà không lo phản kháng. Dưới đây là một số bi quyết cho mẹ dạy con trong các trường hợp.

day-con-tinh-ky-luat-trong-mot-so-truong-hop

Dạy con tính kỷ luật trong một số trường hợp

  1. Trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ

Để trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp cho sự phát triển của trẻ được cân bằng và nó rất quan trọng. Tuy nhiên, trẻ thường ham chơi nên sẽ không chịu đi ngủ sớm. Vậy mẹ phải làm thế nào với trẻ trong trường hợp này? Tất nhiên là việc kiên nhẫn và khéo léo dỗ trẻ đi ngủ. Đầu tiên mẹ cần giao ước giờ ngủ với con. Mỗi ngày, thay vì ra lệnh cho trẻ: “Đứng dậy đánh răng, mặc đồ ngủ và lên giường! Mau!”, mẹ hãy tạo sự hứng thú cho con ngay cả trong những công đoạn chuẩn bị đi ngủ như: “Con muốn đánh răng trước hay mặc đồ ngủ trước nào”.Cách đó sẽ tạo cho trẻ cảm giác không phải trẻ đang bị ép buộc mà con đang được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về các việc làm của mình.

  1. Trẻ làm loạn ở nơi công cộng

Trẻ nhỏ thường chưa kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình nên thường có lúc làm loạn ở những nơi công cộng. Trong trường hợp này, mẹ cần chỉ cho bé hai điều: một là khi đang ở ngoài thì trẻ cần cư xử như thế nào cho đúng và hai là cách để kiềm chế những ham muốn. Vậy mẹ phải làm gì? Mẹ cần bình tĩnh đưa con tới 1 nơi như ghế đá hoặc chỗ nào yên tĩnh, nói với trẻ: “Mẹ sẽ sẵn sàng lắng nghe khi con nín khóc”. Khi bé bình tĩnh lại và nín khóc, mẹ hãy chỉ cho trẻ thấy trẻ đã vừa làm gì sai. Sau đó, mẹ có thể đưa bé quay trở lại bên trong và giúp con kiểm soát những han muốn của mình bằng cách nói rằng việc con đòi hỏi không nằm trong kế hoạch hôm nay và sẽ đáp ứng bé trong 1 dịp đặc biệt hơn

Bạn sẽ dạy cho con bài học về sự giới hạn, cần phải kiểm soát sự ham muốn chứ không phải thể hiện ra bằng cách ném ra những cơn giận dữ.

  1. Tranh giành đồ chơi với bạn

Khi trẻ giành đồ chơi với bạn. Vậy mẹ phải làm gì? Mẹ hãy chỉ cho bé thấy hành vi của con như vậy là không được và có thể nói với bé rằng: Có vẻ như con không muốn chơi với bạn nữa đúng không? Vậy thì hãy đứng lên và ra chỗ khác.

Nhiều trường hợp, bé còn dùng chính con búp bê mà hai bạn vừa giành nhau để đánh vào đầu bạn. Những lúc như vậy, mẹ cần tách hai bạn, để mặc cho bé chơi một mình. Điều đó sẽ khiến bé hiểu rằng, nếu bé còn làm như vậy thì sẽ không có ai còn chơi cùng bé nữa.

  1. Nói trống không

Trẻ bắt chước rất nhanh. Do vậy, trẻ ra ngoài vẫn có thể học những thói hư tật xấu. Ăn nói trống không với người lớn là một ví dụ điển hình. Đây có thể là do trẻ chưa nhận thức được lối giao tiếp khác nhau với người lớn và bạn bè đồng trang lứa và cũng có thể do ngôn ngữ của con chưa chuẩn. Vậy mẹ phải làm gì? Mẹ cần nhấn mạnh cho con biết cách diễn đạt một câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ; cách sử dụng các từ ngữ lịch sự và luyện tập thật nhuần nhuyễn cho trẻ. Sau đó, bạn có thể quy định với con, nếu con nói trống không với mẹ, mẹ sẽ không thực hiện các yêu cầu của con. Đồng thời, mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt con và yêu cầu trẻ diễn đạt lại. Và tất nhiên, mẹ sẽ không có lý do gì để từ chối nếu con đề nghị lịch sự rằng: “Mẹ ơi, mẹ cho phép con chơi ở ngoài sân nhé”.

TRên đây là một số cách để con đi vào nề nếp kỷ luật trong một số trường hợp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dạy con trong những cuốn sách, có thể chuẩn bị một số dụng cụ học tập giúp trẻ thông minh trên Chiaki.vn