Cần phải kiên quyết

Về lâu dài, thái độ quá dễ dãi của bạn cũng gây hại không kém so với những kỷ luật quá hà khắc. Trẻ nhỏ cần những giới hạn ổn định, ít thay đổi chứ không phải sự nuông chiều hay những luật lệ quá hà khắc. Khi để bé tự do làm những gì bé thích, bé sẽ dễ trở nên ngỗ ngược, bất chấp người trên kẻ dưới, từ đó ảnh hưởng không tốt đến nhân cách sau này của bé.
Hỏi: Làm thế nào để dạy con tôi nhận biết điều xấu, điều sai trái?
Đáp: Khi con bạn chừng 2 tuổi, bạn có thể cắt nghĩa cho bé biết tại sao có những việc bé không được phép làm. Nếu bé đòi làm việc đó bằng được, bạn hãy kiên quyết nói với bé rằng “không” và nhanh chóng đưa bé tránh xa những nơi đó. Có như vậy, bé mới hiểu được ý nghĩa câu trả lời “không” của bạn.
Hỏi: Nên phạt bé như thế nào khi bé cư xử sai trái?
Đáp: Điều này còn tùy thuộc vào việc bé đã làm gì. Thông thường, bạn chỉ cần tỏ ra tức giận một cách nghiêm khắc chứ không nên bắt bé phải chịu hình phạt, vì vào tuổi này, bé vẫn chưa thể nhậ thức hết được những gì mình làm. Càng ít phạt bé càng tốt, vì khi sử dụng hình thức này quán hiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cách xử sự của bạn cũng cần phải phù hợp với lỗi lầm của bé. Với những bé dưới 2 tuổi, thường thì bé không cố ý ngỗ ngược hay ương ngạnh. Việc bé ứng xử sai trái có thể là do bé còn quá nhỏ và không ý thức được những gì mình làm. Bởi vậy, hãy cho bé thêm thời gian để bé hiểu được điều gì là tốt, điều gì là xấu.
Trẻ nhỏ cần phải biết việc gì được làm và không được làm. Vì vậy, bạn cần kiên quyết, nhất quán trong cách dạy bé. Đừng quá lo lắng vì những điều vụn vặt.
Cần trò chuyện với bé một cách kiên quyết nhưng cũng nên điềm tĩnh.
Hỏi: Thỉnh thoảng tôi dùng biện pháp “đánh đòn” để phạt bé. Cách này có làm hư hỏng bé không?
Đáp: Khi đánh bé, có thể bạn sẽ khiến bé hiểu lầm rằng dùng bạo lực sẽ giải quyết được vấn đề, từ đó dẫn đến việc bé sẵn sàng đấm đá những đứa trẻ khác, thậm chí bạn nữa. bên cạnh đó, phạt bé bằng cách này có khi còn khiến bạn mất sự kiểm soát. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng hình thức này trong trường hợp bất đắc dĩ hoặc khi bé làm những điều quá nguy hiểm mà thôi (chẳng hạn khi bé lao ra đường).